Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Nga không tin Trung Quốc, bán vũ khí hiện đại nhất cho Việt Nam, Ấn Độ
Do mất lòng tin vì Trung Quốc sao chép trái phép, Nga bán vũ khí hiện đại nhất cho Ấn Độ và Việt Nam, song từ chối bán chúng cho Trung Quốc...

 



Tờ "Kanwa Defense Review" tháng 7 năm 2013 dẫn các nguồn tin cho rằng, Chính phủ Nga đã quyết định bán tên lửa đất đối không S-400 cho Trung Quốc (?)

 

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc vừa dẫn trang mạng tổ hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 17 tháng 10 đưa tin, do Trung Quốc sao chép trái phép trang bị kỹ thuật quân sự của Nga, đã gây ra khủng hoảng lòng tin hợp tác kỹ thuật quân sự Trung-Nga, Nga không phải thực sự muốn bán vũ khí tiên tiến mới cho Trung Quốc.

 

Bài viết cho rằng, vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã mua rất nhiều vũ khí trang bị tiên tiến của Nga như máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30, hệ thống tên lửa phòng không S-300, tàu ngầm lớp Kilo. 

 

Trung Quốc từng trở thành một trong những khách hàng lớn nhất của trang bị kỹ thuật quân sự Nga, điều này giúp cho sức mạnh quân sự của Trung Quốc được tăng cường rất lớn. Hiện nay, Trung Quốc vẫn mua động cơ tiên tiến của Nga để sử dụng cho máy bay chiến đấu J-10 và FC-1 Kiêu Long do họ tự nghiên cứu phát triển.

 

Mặc dù hai nước đã thiết lập quan hệ mật thiết trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, nhưng, từ năm 2004, phía Nga phát hiện Trung Quốc vi phạm thỏa thuận bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm công nghiệp quân sự Nga mà hai bên đạt được.

 

Điều làm cho Nga không hài lòng nhất là Trung Quốc đã tiến hành sao chép máy bay chiến đấu Su-27 để chế tạo máy bay chiến đấu J-11, loại máy bay này đã trang bị động cơ, radar và vũ khí do Trung Quốc tự chế tạo. Sau đó, Trung Quốc lại sao chép máy bay chiến đấu hải quân Su-33 của Nga để chế tạo máy bay chiến đấu hải quân J-15.

 


Theo báo Canada, Nga quyết định bán tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc là một quyết định rất khó khăn, do liên quan đến việc Trung Quốc sao chép trái phép vũ khí trang bị Nga

 

Về công nghệ tàu ngầm, Trung Quốc cũng bắt chước sản phẩm của Nga, không ngừng hoàn thiện công nghệ chế tạo tàu ngầm của họ. Trên phương diện hệ thống tên lửa phòng không cũng như vậy, tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc vừa “thắng thầu” ở Thổ Nhĩ Kỳ chính là sản phẩm sao chép hệ thống phòng không S-300 của Nga.

 

Theo bài báo, do mất đi lòng tin trong lĩnh vực bản quyền sở hữu trí tuệ, khiến cho hợp tác kỹ thuật quân sự Trung-Nga đã xuất hiện khủng hoảng. Nga bắt đầu hạn chế bán cho Trung Quốc trang bị kỹ thuật quân sự tiên tiến nhất.

 

Hiện nay, Trung Quốc vẫn hy vọng mua được 30 máy bay vận tải quân sự IL-76 và 8 máy bay vận tải quân sự IL-78 của Nga, cùng với 60 máy bay vận tải IL-476 phiên bản cải tiến; đồng thời Trung Quốc chuẩn bị mua máy bay chiến đấu đa năng Su-35, tàu ngầm lớp Lada, tên lửa chống hạm Yakhont cùng các loại vũ khí trang bị mới khác của Nga.

 

Bài viết cho rằng, có lẽ chính vì khủng hoảng thiếu lòng tin với Trung Quốc, nên Nga bán vũ khí hiện đại nhất cho các “đối thủ cạnh tranh” của Trung Quốc như Ấn Độ và Việt Nam, trong khi từ chối bán chúng cho Trung Quốc.

 


Động cơ D-30KP-2 do Nga chế tạo, Trung Quốc mua dùng cho máy bay vận tải cỡ lớn và máy bay ném bom mới

 

Hiện nay, các chuyên gia Nga, Ấn Độ đang cùng nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50, trong khi đó máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 do Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển lại không thể có được sự giúp đỡ công nghệ của máy bay chiến đấu Nga.

 

Đồng thời, Nga có kế hoạch bán máy bay chiến đấu Su-35, MiG-35 và tên lửa chống hạm Yakhont cho Ấn Độ. Mặc dù Trung Quốc bày tỏ quan tâm rất lớn tới máy bay ném bom Tu-22 và Tu-160 của Nga, nhưng phía Nga hoàn toàn không đồng ý yêu cầu của Trung Quốc.

 

Ngày 17 tháng 10, trả lời phỏng vấn tờ "Thời báo Hoàn Cầu", Khương Nghị - chuyên gia vấn đề Nga, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, sự lo ngại của Nga về vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ kỹ thuật quân sự như bài viết nhắc đến là có khả năng. Nhưng, nếu nói là khủng hoảng lòng tin thì "có chút thổi phồng". Trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, Trung Quốc và Nga mặc dù có xảy ra một số tranh chấp lợi ích, nhưng cũng không phải là sự việc gì đó quá lo ngại, điều này giống như các lĩnh vực kinh tế khác.

 


Hệ thống rocket 300 mm PLH-03 của Trung Quốc

 

Theo Khương Nghị, về vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ công nghệ công nghiệp quân sự, hai bên Trung Quốc và Nga hoàn toàn không phải chưa từng bàn bạc đến, cũng đã đạt được sự nhất trí phần nào, vì vậy hợp tác trong tương lai vẫn sẽ được tiến hành.

 

Chỉ có điều, hợp tác kỹ thuật quân sự quan trọng giữa Trung-Nga đều mang tính chính trị và tính chiến lược, không phải là một hành vi thương mại đơn thuần. Sau khi cấp cao hai bên quyết định, cụ thể hóa hợp đồng còn liên quan đến rất nhiều yếu tố, không phải ngay lập tức có thể hoàn thành.

 


Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 Trung Quốc
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)

Các bài viết cũ:
    Trung Quốc lập "con đường tơ lụa" trên Biển Đông (19-10-2013)
    EU tuyên bố có lợi ích sống còn ở Biển Đông (19-10-2013)
    Malaysia lập lính thủy đánh bộ đối phó Trung Quốc? (19-10-2013)
    Mỹ tăng cường khu trục mạnh nhất chống chiến lược của Trung Quốc (19-10-2013)
    Mỹ - Nhật quan hệ ngày càng thắm thiết (18-10-2013)
    Nhật sẽ "chẹn cổ" hải quân Trung Quốc ở Iwo Jima (18-10-2013)
    Mỹ bất ngờ để lộ kế hoạch gây chiến với Trung Quốc (18-10-2013)
    Hàn Quốc bán máy bay chiến đấu cho Philippines (18-10-2013)
    Ấn Độ công khai phản bác Trung Quốc (17-10-2013)
    Trung Quốc sốc nặng vì khu trục hạm toàn sử dụng thiết bị vệ tinh Nhật (17-10-2013)
    Trung-Nhật bí mật đàm phán về quần đảo tranh chấp (15-10-2013)
    Trung Quốc dồn dập tăng sức mạnh cho Hạm đội Nam Hải (14-10-2013)
    Đánh chìm 1 tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc phải mất 40% hải quân (14-10-2013)
    Myanmar khó vững tay chèo lái ‘con thuyền’ ASEAN trên Biển Đông  (12-10-2013)
    Tàu hải quân Nhật Bản lần lượt thăm Myanmar, Campuchia với dụng ý gì?  (11-10-2013)
    Biển Đông vẫn vô định sau hàng loạt tuyên bố ‘ngoại giao’ (11-10-2013)
    "Không nên đơn phương đối phó với tham vọng lãnh thổ ở Biển Đông"  (11-10-2013)
    Hàn Quốc tố Trung Quốc xâm phạm khu vực tác chiến (10-10-2013)
    Nhật âm thầm đối phó chiến lược chống tiếp cận của TQ (10-10-2013)
    Mỹ đổi chiến lược kiểm soát ngoài khơi kiềm chế Trung Quốc (09-10-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153134990.